Cách phòng trừ sâu bệnh cho chuối tiêu hồng (Phần 2)

- phong tru sau benh hai chuoi tieu hong - Cách phòng trừ sâu bệnh cho chuối tiêu hồng (Phần 2)

Chuối tiêu hồng là một cây có tiềm năng xuất khẩu cao, nhưng cây chuối này đang ở trong tình trạng nhiễm một số bệnh chưa có những thuộc trừ đặc hiệu.

Sâu đục thân: Sâu non sống ở trong thân giả, lá gây hại. Từ lỗ sâu đục tiết chảy đính màu vàng đục. khi sâu hại nặng hơn làm thân giả thối và lá chuối chuyển sang màu vàng, những cây có buồng gãy gục ở ngang thân.

Cách phòng trừ: Luân canh chuối với những cây trồng khác. Bạn nên cắt bỏ lá chuối khi đã thoái hóa và nhổ sạch cỏ rồi thu gom đi tiêu hủy giúp tàn dư thực vật ở trong vườn. Xử lý hố bằng Furadan 10H. Rắc Basudin 5G vào trong nõn chuối 2 lần và mỗi lần là 3g/1 cây trước khi bạn tiến hành trồng.

Bẫy sâu trưởng thành ở cuối tháng 2 và đầu tháng 3. Lấy thân giả chuối tầm 1m, chẻ dọc thành 4 rồi đặt up xuống đất ở cạnh khóm chuối. Ở mỗi khóm nên đặt 1 – 2 bẫy và sau đó bắt sâu trưởng thành lúc sáng sớm, cho trong túi PE rồi mang đi tiêu hủy.

Sâu gặm vỏ quả: Gây hại ở phần non của hoa, quả tạo ra vết ngoằn ngoèo hay sần sùi khiến quả trở nên xấu mã và giảm giá trị thương mại.

Cách phòng trừ: Người dân nên phun thuốc Sherpa 25EC + Comite 73EC khi bao buồng quả từ 10 – 12 ngày.

Tuyết trùng: khiến cho thối rễ cây và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng phát triển của cây chuối.

Cách phòng trừ: Trồng chuois ở trên chân đất tơi xốp có giàu mùn. Rồi bón 0,3kg vôi bột/hốc trước khi trồng chuối. Cần tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh giúp giảm lượng phân bón hóa học. Cày, phơi kiệt đất trước khi trồng. Bên cạnh đó, luân canh chuối với những cây trồng nước. Sử dụng phế phẩm Nema, Chitosan …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuối Cấy Mô