Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ngự cho hiệu quả kinh tế cao

chuối ngự - chuoi ngu 3 - Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ngự cho hiệu quả kinh tế cao

Chuối ngự Đại Hoàng (gọi tắt là chuối Ngự Nam) phát sinh đầu tiên ở làng Đại Hoàng, xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây là giống chuối quí, khi chín có màu vàng da cam, cuống quả có màu xanh, đầu ruồi nhỏ, có 3 chiếc tua vươn dài cong cong rất đẹp. Vỏ mỏng, thịt vàng, ăn ngọt và thơm. Giống này trước đây được cung tiến lên vua nên còn có tên là chuối Tiến.

Chuối ngự Đại Hoàng - Lý Nhân, Hà Nam chuối ngự - chuoi ngu dai hoang - Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ngự cho hiệu quả kinh tế cao
Chuối ngự Đại Hoàng – Lý Nhân, Hà Nam

1. Chọn đất trồng chuối ngự:

– Đất cao, dễ thoát nước và chủ động tưới tiêu.

– Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, thoáng khíèTạo thuận lợi cho bộ rễ phát triển ngay từ giai đoạn đầu mới trồng. Hạn chế tỷ lệ chết cây con.

– Đất có độ pH = 6-8. Bà con nên  xác định độ chua của đất trước khi trồng để có biện pháp cải tạo đất, nếu đất có pH < 6 sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, rễ phát triển kém, cây còi cọc đặc biệt pH thấp sẽ ảnh hưởng đến hệ VSV trong đất, tuy nhiên nếu bà con không xác định được pH mà cứ bón vôi vào đầu vụ theo kinh nghiệm thì pH có thể có giá trị trên 8, điều này ảnh hưởng đến độ hòa tan của lân.

Vì lân dễ bị kết tủa hay khó tan trong môi trường có pH cao theo nguyên lý:

H2PO4–     +    OH      →   HPO42-

HPO42-     +    OH      →   PO43-

 PO43-         +    Ca+     →   Ca2(PO4)3 

Từ đó lãng phí lân và còn làm hại đất.

Loại đất phù hợp với chuối ngự: Đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ, không có sét…

2. Chuẩn bị đất trồng chuối ngự

– Lưu ý: trồng chuối theo hàng, cây trên 2 hàng so le nhau, mật độ khoảng cách phù hợp nên thiết kế hàng trồng cùng hướng và phương với ánh sáng mặt trời để bộ lá nhận được ánh sáng nhiều nhất(tương tự như trồng cây khoai lang, khoai tây).

Cách trồng và chăm sóc chuối ngự Đại Hoàng chuối ngự - chuoi ngu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối ngự cho hiệu quả kinh tế cao
Cách trồng và chăm sóc chuối ngự Đại Hoàng

– Mật độ, khoảng cách: Cây cách cây: 2 x 2m(hoặc 1,5x2m), hàng cách hàng 3 x 3m(hoặc 2,5×2,5m). Về nguyên tắc đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào chiều cao cây.

– Trong một năm nên để 1 cây mẹ, một cây con và một mầm để gối vụ sau. Không nên để quá nhiều mầm, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cũng như năng suất chất lượng quả.

3. Kỹ thuật trồng chuối ngự

– Mùa vụ trồng: Vụ xuân hoặc thu

– Làm đất, bón lót: đất được cày sâu, phơi nắng trước khi bón phân lót. Tiến hành đào hố trồng có kích thước 40x40x40cm. Bón phân lót như sau:

– Bón lót mỗi hố 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục, 200g supe lân + 100g suphat kali hoặc clorua kali trộn đều với phân và lớp đất mặt rồi lấp hố lại. Có thể kết hợp phun chế phẩm sinh học VST: hòa theo tỷ lệ 1/500

– Cách trồng: Đặt cây con thẳng đứng, điểm tiếp giáp giữa thân giả và thân thật thấp hơn bề mặt luống từ 3 – 5 cm (không sâu quá 5cm), lèn chặt đất quanh gốc và tưới nước giữ ẩm ngay (trong vòng 2 tuần đầu), dùng rơm rạ, cỏ khô để ủ gốc.

– Chăm sóc:

+ Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ (khoảng 2 tuần đầu). Trồng được 1 tháng thì làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần.

+ Bón Phân trong một năm cho một cây(hố trồng): 200-300g Đạm urê + 300-600g Super lân + 400-500g Kali clorua(hoặc sunphát)

Số lượng phân trên chia làm 2 lần bón:

+ Lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày, thời điểm cây hồi xanh, với vườn chuối năm 2 thì bón sau mùa đông cho đến trước khi cây bắt đầu sinh trưởng lại.

+ Lần 2: bón vào thời điểm  cây chuẩn bị bước vào thời kỳ phân hoá mầm.

Cách bón: Phân đạm có thể pha loãng tưới cho cây. Lân và kali nên trộn lẫn với phân chuồng. Ngoài ra chuối rất ưa các chất hữu cơ nên có thể dùng bùn ao, bùn sông phơi khô bón cho chuối. Không nên sử dụng phân phân tươi để bón. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản. thời điểm chuối ra quả, nuôi quả nên chú ý tới kali.

Trong thời kỳ phát triển thân lá cây cần nhu cầu dinh dưỡng cao nên kết hợp phun hoặc tưới gốc chế phẩm VST để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây. Sử dụng chế phẩm VST giúp cây chuối tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh đặc biệt làm tăng chất lượng mẫu mã quả, quả ăn ngọt hơn/.

Tỉa mầm: Tùy theo chất đất, kỹ thuật chăm bón mà mỗi hố trồng có thể để từ 1-2 cây con để thay thế cây mẹ (Nếu đã trồng dày thì mỗi gốc chỉ để một cây con thay cây mẹ, nếu trồng thưa thì để 2 cây con trên một gốc, còn lại phải tỉa bớt đi để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cho quả).

Khi chuối ra hoa, mỗi buồng chỉ nên để từ 8-10 nải, nên cắt hoa chuối vào buổi trưa, sau đó phun một lượt thuốc trừ nấm và dùng túi nilon bao buồng chuối lại để phòng trừ sâu bệnh, khi chín mã quả đẹp.

Chuối Cấy Mô