Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi

chuối hột - chuoi hot - Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi

Hiện trên thị trường xuất hiện ba loại chuối hột là chuối hột rừng, chuối hột nhà trồng (chuối hột ta) và chuối hột cô đơn (mồ côi). Nhưng làm thế nào để phân biệt sự khác nhau ba loại trên thì không phải ai cũng biết. Vậy Chuoicaymo.com xin hướng dẫn quý khách hàng cách phân biệt đâu là chuối hột rừng, đâu là chuối hột trồng và đâu là chuối hột cô đơn.

1. CÁCH PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHUỐI HỘT NHÀ TRỒNG (CHUỐI HỘT TA) VÀ CHUỐI HỘT RỪNG

Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi chuối hột - chuoi hot - Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi
Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi

1.1. PHÂN BIỆT CÁC LOẠI CHUỐI HỘT NHÌN BẰNG MẮT THƯỜNG

Nếu nhìn bằng mắt thì quả chuối hột rừng bé hơn so với chuối hột trồng.

+ Quả chuối hột rừng đạt kích thước trưởng thành chỉ to hơn ngón tay cái một chút, vỏ chuối mỏng ít thịt và nhiều hột bên trong. Trái chuối hột rất nhỏ, thân ngắn, càng nhỏ càng tốt nhưng đồng nghĩa bên trong nó nhiều hạt (vì tính dược lý nó nằm ở đây)

+ Quả chuối hột nhà trồng đạt kích thước trưởng thành quả có thể to bằng cái chén và cũng có thể to hơn tùy vào chất lượng giống vỏ chuối dày, nhiều thịt ít hột hơn so với chuối rừng. Chuối hột nhà quả to, nhiều thịt, ít hột hơn so với Chuối hột rừng quả nhỏ. Điều đấy dẫn tới công năng khi chọn chuối hột để ngâm rượu có chút khác biệt tương đối lớn.

Chuối hột rừng màu sắc nó phải đồng đều, thì mới là loại tốt. Khác với chuối trồng tại nhà, hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm. (Chuối hột rừng, tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae))

1.2. NHẬN BIẾT BẰNG CÁCH THỬ MÙI VỊ

+ Quả chuối hột rừng khi chín ăn vẫn chát và xượng. Mùi vị thơm hơi ngọt

+ Quả chuối hột nhà trồng khi chín ăn có vị ngọt như chuối thường hơi xượng cũng có mùi thơm tuy nhiên không thơm bằng chuối hột rừng

1.3. CÁCH SỬ DỤNG CỦA TỪNG LOẠI CHUỐI HỘT

Sử dụng từng loại chuối hột như thế nào? chuối hột - qua chuoi hot - Phân biệt chuối hột nhà trồng, chuối hột rừng và chuối hột mồ côi
Sử dụng từng loại chuối hột như thế nào?

Mỗi loại chuối hột đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau:

+ Chuối hột ta (nhà trồng) tuy ngâm rượu không được ngon bằng chuối hột rừng nhưng phần thịt bên trong quả chuối có thể được sử dụng để làm bột dùng để làm thuốc.

+ Chuối hột rừng thường được sử dụng để ngâm rượu là chính.

Hiện chuoicaymo.com đang cung cấp chuối hột (rừng) phơi khô ngâm rượu là sản phẩm chuối hột rừng 100% được chặt trực tiếp cả buồng chuối từ trong rừng. Sau đó được đồng bào các dân tộc vùng núi làm sạch, thái lát mòng và phơi khô dưới tác động của ánh sáng mặt trời. Chuối hột phơi khô dùng để ngâm rượu uống rất tốt, có thể chữa khỏi một số bệnh như tiểu đường, sỏi thận, hắc lào, táo bón….

Rượu chuối hột (rừng) ngâm là sản phẩm rất bình dân và rất dễ ngâm cũng như dễ kiếm. Có thể dễ dàng tự làm bình rượu chuối hột ngâm ngay tại nhà với nguyên liệu tự kiếm và rượu tự nấu.

Chuối hột (rừng) sấy (phơi) khô của chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại hài lòng cho quý khách hàng. Trân trọng!

2. PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHUỐI HỘT MỒ CÔI (CÔ ĐƠN) VÀ HAI LOẠI CHUỐI HỘT KIA (CHUỐI HỘT RỪNG & CHUỐI HỘT TA)

Chuối hột tại sao lại được gọi là Cô đơn (mồ côi)? Vì cây nó chỉ đứng một mình, không có vợ chồng & con cái!!!

Thật lạ kỳ vì loài cây này từ khi nảy mầm cho đến khi trổ buồng nhất định không chịu đẻ cây con, chờ đến lúc quả chín căng mọng, thân mẹ sẽ tự rũ mình chết héo, kết thúc một đời chuối cô quạnh. Nhưng ngạc nhiên hơn, chuối Cô đơn có khả năng trị được rất nhiều căn bệnh mà Tây y chưa có biện pháp điều trị hiệu quả.

Chuối Cô đơn (mồ côi) còn có tên khác là chuối bạc hà. Sở dĩ nó có tên như vậy là do cả đời cây chuối chỉ mọc có một mình, khác hẳn với các loài chuối bình thường mọc theo cụm, khóm. Và điều kỳ lạ nhất là cây chuối Cô đơn này có rất nhiều điều khác biệt:

  • Thứ nhất, nó tự sinh sôi bằng hạt chứ không phải bằng phần củ dưới đất.
  • Thứ hai, thân cây, lá, hoa chuối đều có một màu xanh cốm.
  • Thứ ba là chỉ khi đông đến cây chuối mới trổ buồng, quả được xếp kin kít, bìu ríu nhau chứ không theo nải, trên buồng có rất nhiều mo xanh xếp chồng liên tiếp lên nhau trông giống hệt hoa sen.
  • Cuối cùng là khi quả trên buồng chín vàng mọng cũng là lúc thân chuối già tự héo rũ ra rồi chết đi. Gốc chuối thì to kềnh, khi trưởng thành có đường kính cỡ 45-50cm, thân chuối mập mạp, nhiều bẹ ôm ấp, nó khác tất thảy các loại chuối nhà, chuối rừng khác.

Cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh túy nhất của mình – chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá – để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt, cũng vì thế mà quả chuối có tác dụng hữu ích nhất. Khi chuối chín sẽ bốc hương thơm ngát, có vị ngọt, nhiều hạt, khi cắn hạt sẽ có vị chát, thứ hạt đó dùng để chữa bệnh.

Cây chuối Cô đơn ấy có khả năng chữa được rất nhiều bệnh như, đi ngoài, sỏi thận, phù thũng, sưng tay chân, viêm loét dạ dày, trị dị ứng da, một số bệnh run sán ở trẻ em, bệnh đường ruột. Tùy vào những căn bệnh khác nhau mà lấy những bộ phận trên cây chuối để trị bệnh. Từ hạt chuối, đến thân bẹ đều có thể dùng làm thuốc.

Hột chuối có khả năng chữa được rất nhiều bệnh:

Với bệnh sỏi thận thì nên chọn quả chuối thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống, cho 7 thìa (PV – thìa cà phê) bột hột chuối vào 1 siêu nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước thì đem ra uống hằng ngày như nước trà, uống liền vài ba tháng sẽ dứt bệnh. Ngoài ra cũng có thể lấy quả chuối đem thái mỏng, sao thật vàng, sau đó hạ thổ 7 ngày, mỗi ngày lấy một vốc tay sắc với 3-4 bát nước uống vào lúc no.

Nếu chữa bệnh tiểu đường thì cần đào lấy phần củ cây chuối, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Trẻ em bị táo bón có thể lấy 1 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng, nước sắc quả chuối chữa đái rắt.

Rễ cây chuối sắc uống chữa cảm mạo, đau bụng…

Như vậy, theo kinh nghiệm dân gian, thì cây chuối Cô đơn này có khả năng trị được nhiều bệnh khá hiệu quả, mà lại không tốn tiền, không độc hại. Chính vì thế nó được coi là loài “biệt dược” cứu cánh những người nghèo khó.

Bên cạnh việc dùng để chữa bệnh thì các cao niên vẫn thường đi rừng tìm cây chuối Cô đơn lấy bẹ mang về nấu canh, nếu có điều kiện thì nấu canh sương nếu không thì cho ít mỡ, nước mắm, mì chính ăn vào cũng rất ngon như kiểu dọc mùng.

Chuối Cô đơn – tên khoa học là Ensele glaucum (Roxb) E. E Cheesman (Musa glauca Rozb), thuộc họ Chuối – Musaceae. Mô tả: Thân giả cô độc, đơn kỳ quả, phù ở gốc, cao 3-5m. Lá có phiến to như các loại Chuối khác, dài 1,4-1,8m, lá mốc. Buồng nghiêng, có mo xanh không rụng; nái hàng hoa, nái đầu lưỡng tính hay cái, nái sau đực. Quả khô, dài 9-12cm, đường kính 3,5cm; hạt ít, to hơn 1cm, đen đen, rốn lõm sâu. Bộ phận dùng: Thân giả – Petiolus Ensetes. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau…

3. MUA CHUỐI HỘT TA, CHUỐI HỘT RỪNG, CHUỐI HẠT CÔ ĐƠN (MỒ CÔI) Ở ĐÂU TẠI TPHCM UY TÍN, CHẤT LƯỢNG & GIÁ CẢ PHẢI CHĂNG?

Chuoicaymo.com chuyên bán chuối hột rừng, chuối hột nhà trồng (chuối hột ta) và chuối hột mồ côi với giá cả phải chăng mà chất lượng luôn được đảm và bảo ưu tiên hàng đầu.

Hãy truy cập Chuoicaymo.com để mua hệ mua chuối hột uy tín và chất lượng!

Chuối Cấy Mô