I – Công dụng của chế phẩm “Vườn Sinh Thái” đối với cây Chuối
1.1 Cải tạo đất trồng
Bổ sung dinh dưỡng thiết yếu (dinh dưỡng khoáng đa-trung-vi lượng: Bo-9,82g/l; Zn; 13,72g/l; Mo-8,74g/l; Cu-6,83g/l…hàm lượng thay đổi thùy theo loại chế phẩm), đạm hữu cơ (10,4%), các nhóm vitamin,…đặc biệt là các chủng vi sinh vật hữu ích(cộng sinh và sống tự do trong đất) giúp cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giàu mùn, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển tốt.
Cơ chế cải tạo đất như sau:
– Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái bổ sung trực tiếp dinh dưỡng cho đất, tăng độ phì của đất.
– Bổ sung gián tiếp: thông qua cơ chế phân giải chất dinh dưỡng vô cơ, hữu cơ khó tan trong trong đất chuyển thành dạng dễ tan, dễ tiêu giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
– Ngoài ra trong quá trình phát triển của vi sinh vật có ích(chủ yếu là hảo khí) chúng tiết ra các acid hữu cơ, acid cacbonic thúc đẩy quá trình hoa tan Lân hữu cơ, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí:
Ca3(PO4)2 + H2CO3 + H2OèCa(PO4)2.H2O + Ca(HCO3)2
(HCO32- giúp bộ rễ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn do độ hòa tan mạnh hơn, hạn chế lãng phí phân bón, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí, góp phần cải tạo đất)
1.2 Chăm sóc cây chuối trong quá trình sinh trưởng phát triển
Sử dụng chế phẩm Vườn sinh thái phun theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây có tác dụng giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá, chủ động nguồn dinh dưỡng nuôi cây, bộ lá phát triển tốt, khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh, đồng thời làm tăng hiệu suất quang hợp, giúp cây tăng năng suất và chất lượng quả.
Trên thực tế sử dụng chế phẩm vườn sinh thái qua lá làm tăng hiệu suất hấp thu dinh dưỡng hơn gấp nhiều lần qua rễ đặc biệt đối với chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái được sản xuất bằng công nghệ nano cho phép dinh dưỡng hấp thu qua các tế bào khí khổng và thủy khổng một cách nhanh nhất tạo ra hiệu quả vô cùng lớn (Tổng diện tích lá của một cây trồng bao giờ cũng lớn hơn 15-20 lần so với tổng diện tích rễ, hơn nữa với hệ thống rễ không phải bộ phận nào cũng hấp thu được nước và dinh dưỡng khoáng hầu như chỉ có bộ phận lông hút mới làm nhiệm vụ này).
II – Quy trình sử dụng chế phẩm VST cho cây chuối
2.1 Xử lý đất trước khi trồng 15-25 ngày:
Tỷ lệ tốt nhất là 1/500
– Xử lý trực tiếp xuống hố trồng(CT1):
Cách 1: Sau khi đào hố, phơi nắng, bón phân lót(lân, phân hữu cơ) dùng 100ml chế phẩm VST pha với 20-30 lít nước phun đều tay xuống 20-30 hố trồng rồi tiến hành phủ một lớp đất bột mỏng lên sau đó tưới ẩm(độ ẩm duy trì 80%).
Cách 2: Pha 100ml chế phẩm VST với 100 lít nước, tưới đều cho 20-30 hố trồng, sau đó tiến hành phủ một lớp đất bột mỏng lên và duy trì độ ẩm 80%. Với 100ml chế phẩm VST có thể xử lý tối đa được 50 hố trồng(CT2).
Lưu ý để tăng hiệu quả sử dụng cần lưu ý:
+ Không sử dụng chung với thuốc BVTV.
+ Tăng cường bổ sung phân hữu cơ cho đất.
+ Trước khi xử lý đất cần cảy ải, phơi đất, diệt nguồn bệnh đồng thời tạo độ thoáng cho đất giúp vi sinh vật phát triển thuận lợi.
+ Bổ sung chế phẩm đinh kỳ để duy trì các chủng vi sinh vật có lợi trong đất.
+ Bổ sung vôi nếu pH<5 vì đa số các chủng VSV thích hợp ở môi trường pH = 6-8
+ Trước khi xử lý chế phẩm sinh học VST cần tạo độ ẩm cho đất(tối thiểu 70-80%).
2.2 Xử dụng chế phẩm VST phun theo giai đoạn phát triển của cây chuối
Tỷ lệ pha tốt nhất: 1/2.000-2.500
+ Sau khi trồng 10-20 ngày: Khi cây bén rễ dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200-250 lít nước phun đều một lượt lên lá và xung quanh gốc cây. Lưu ý phun đều, phun lướt, phun mù.
+ Thời kỳ phát triển cây con: Một tháng sau trồng cây bắt đầu phát triển mạnh(từ tháng thứ 2-5 sau trồng): Dùng 100ml chế phẩm VST pha với 200 lít nước phun đều một lượt, cứ 20-25 ngày phun một lần(tối thiểu một tháng phun một lần).
+ Thời kỳ phân hóa hoa: Phun liều lượng như trên
+ Thời kỳ nuôi quả, phát triển quả: Từ khi ra hoa đến thu hoạch phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày, có thể phun trực tiếp lên buồng.