Trồng và chăm sóc chuối cấy mô cho năng suất cao nhất.

- chuoi cay mo 2 - Trồng và chăm sóc chuối cấy mô cho năng suất cao nhất.

Vài năm trở lại đây, các giống chuối nuôi cấy mô nổi lên là giống cây trồng cho lợi nhuận cao vì nhu cầu thị trường xuất khẩu lớn. Diện tích chuối ngày càng mở rộng, nông dân đầu tư trồng giống chuối nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Ở nước ta, chuối có nhiều loại như: chuối xiêm, chuối già, chuối tiêu,… được trồng nhiều ở vùng nông thôn, trước đây, người dân trồng nhỏ lẻ không tập trung, hiệu quả kinh tế không cao.Hiện nay, chuối không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước khác.Chính hiệu quả kinh tế mà cây chuối mang lại, nhiều người dân đã trồng chuyên canh cây chuối và làm giàu từ mô hình này.
Ngoài giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô, hiện tại mô hình trồng chuối tây thái và chuối tây nuôi cấy mô cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Một buồng chuối tây Thái Lan cho 10 – 12 nải, khối lượng một buồng khoảng 30 kg, năng suất đạt được từ 40 – 45 tấn/ha.

- chuoi cay mo 2 - Trồng và chăm sóc chuối cấy mô cho năng suất cao nhất.

Các cây chuối con được nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng chuối bằng cây chuối cấy mô là một phương pháp rất hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với trồng chuối bằng chồi con như: giá thành rẻ, dễ vận chuyển, độ đồng đều cao, sạch bệnh, có sức sống mạnh, năng suất cao hơn 30% so với gây giống truyền thống, dễ nhân nhanh với số lượng lớn và chủ động được nguồn giống. Tính đồng nhất của cây chuối nuôi cấy mô giúp chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa và thu hoạch cũng như gia tăng năng suất và chất lượng trái. Quy trình nhân giống chuối cấy mô tương đối phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật và điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt, nên chỉ phù hợp với các viện nghiên cứu và doanh nghiệp lớn. Mầm cây được nuôi trong ống nghiệm để thành cây con, cây con sau khi được ươm tại vườn ươm 2,5 – 3,0 tháng sẽ đạt chiều cao 25 – 30 cm có thể mang ra trồng được ngay.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Phương thức trồng
Mật độ trồng tùy thuộc vào địa hình, chất đất và chế độ trồng; theo phương thức trồng giữ lại cây con, có khoảng cách giữa các hàng chuối lớn hơn. Thông thường khoảng cách là
2 x 2 mét, hoặc dày hơn nữa.
2. Cách trồng
Có 2 cách: đào lỗ hay xẻ rãnh.
– Cách xẻ rãnh: là dùng cày rạch một đường rãnh theo khoảng cách nhất định, xong mang cây trồng đặt vào giữa rãnh và lấp đất lại.
– Cách đào lỗ: là dùng cuốc xẻng đào những lỗ theo khoảng cách đã định, hình dạng và kích thước của lỗ tùy thuộc vào chất đất và cây trồng. Chất đất càng dính lỗ đào phải càng lớn. Tùy theo kích thước của cây trồng mà quyết định nên trồng sâu hay trồng cạn. Những cây chuối con cấy mô thông thường, trồng ở độ sâu từ 20 – 40 cm. Khi trồng nên đặt cây thẳng đứng. Sau khi trồng nên nén chặt đất ở gốc cây trồng để cho đất bám chặt vào cây trồng nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cây.
3. Phương pháp và thời kỳ bón phân:
Nguyên tắc bón phân và dinh dưỡng phát triển của cây chuối có thể chia làm:
Kỳ đầu: Kỳ dinh dưỡng sinh trưởng
Kỳ giữa: Kỳ phân hóa mầm hoa
Kỳ cuối: Kỳ phát hoa và phát triển buồng trái
Sản lượng của cây chuối cao hay thấp, chủ yếu quyết định bởi sự phân hóa về số lượng nải chuối và trái trong thời kỳ mầm hoa phân hóa. Nhưng sự phân hóa về số lượng nải và trái trong kỳ này lại quyết định bởi tình trạng phát triển tốt hay xấu trong thời kỳ dinh dưỡng sinh trưởng, tức là tình trạng dinh dưỡng sinh trưởng trong kỳ đầu quyết định tiềm năng phân hóa lớn nhất có thể có của kỳ mầm hoa phân hóa. Nếu dinh dưỡng của kỳ đầu không đầy đủ, cây phát triển không tốt, thì sau khi mầm hoa phân hóa, dù có bón phân như thế nào đi nữa cũng chỉ thu được kết quả có hạn.
3.1. Thời gian bón phân:
Thời gian bón phân quyết định bởi thời gian trồng, thời gian chừa chồi non, tình hình phát triển của cây chuối và vụ mùa trồng.
Bón vào đầu thời kỳ sinh trưởng của cây chuối, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và kết quả trong tương lai. Nên sau khi trồng và cây đã sống hoặc sau khi chừa chồi non phải bón phân ngay và phần lớn lượng phân phải bón xong trước lúc trổ buồng. Quan trọng là phải bón trước lúc hình thành mầm hoa (nơi thân già cách mặt đất 30 cm, có đường kính đạt trên 55 cm, là lúc mầm hoa bắt đầu phân hóa). Bởi vì bón phân sau khi mầm hoa đã phân hóa hoàn toàn chỉ có thể tăng trọng cho quả chuối chứ không làm tăng số nải và số lượng trái.
3.2. Phương pháp bón phân:
Phân chuồng: Trước khi trồng, trộn chung đất với phân chuồng đã ủ, dùng làm phân gốc, xẻ rãnh giữa hàng cây, cách cây trồng 70cm và bón vào rãnh. Hoặc khi cây trồng còn nhỏ, đào vài lỗ sâu khoảng 20 – 30 cm, cách cây trồng 60 – 70 cm, bón phân vào lỗ và lấp đất lên.
Phân hóa học: Có thể bón theo hình vành khăn hoặc luân phiên bón theo thứ tự 4 mặt của cây trồng. Lớp phân bón phải được rãi rộng trên 20 cm. Lần thứ 1 và thứ 2 có thể bón cách gốc 30cm và lấp đất sơ qua. Bón lần 3 đến lần 5 không nên xẻ rãnh, chỉ cần rải phân lên mặt đất, để tránh phạm phải rễ chuối. Nên bón phân sau khi tưới nước hay sau khi trời mưa, sẽ làm tăng hiệu quả của phân bón. Trường hợp trồng nơi đất dốc thì phải bón phân phía trên độ dốc.
Bón phân trên mặt lá: Những nơi tiêu nước kém dễ gây úng thối rễ chuối, hay nơi có gió bão làm đứt rễ chuối hoặc những nguyên nhân khác làm chậm sự phát triển của rễ chuối, ảnh hưởng đến sự hấp thụ phân bón. Bón phân lên mặt lá có thể bổ sung sự thiếu hụt về hấp thụ phân bón của phần rễ. Phun tưới nồng độ phân Urea 1/50 – 1/100 là thích hợp. Sau 24 giờ phun tưới đã có 80% Urea được hấp thụ vào trong lá.

Chuối Cấy Mô