Chuối tây là một loài cây quen thuộc với đất nước Việt Nam, không những chuối quen thuộc với người nông dân mà còn được tận dụng vào cuộc sống, không những chuối được dùng làm món ăn mà nó còn được sử dụng như những vị thuốc quý…
Theo đề án quy hoạch phát triển rau quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuối được nhiều địa phương chọn làm cây trồng chủ lực.
Chuối tây tại thị trường Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là mặt hàng có chất lượng tốt nhưng sức cạnh tranh kém, Chuối Philippines đang xuất hiện khá nhiều tại các chợ, siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Mặc dù chất lượng thua xa chuối trong nước và giá cũng cao gấp ba lần nhưng nhờ bề ngoài trông bắt mắt, mặt hàng này đang được bán khá chạy, mức giá có thể cao gấp 3 lần chuối Việt Nam nhờ hình thức quả rất đẹp, không trầy xước.
Như vậy, thị trường cho cây chuối là hết sức tiềm năng:
– Thị trường trong nước
– Thị trường nước ngoài (Mỹ, Nhật Bản…)
– Ngoài ra, lá chuối cũng là một sản phẩm đắt giá tại thị trường Mỹ
Để làm được điều này, nâng cao vị thế của giống cây ăn quả này chúng ta cần có hệ thống kỹ thuật chuẩn tạo ra được những trái chuối đảm bảo chất lượng, đồng thời có sự đầu tư cho quá trình bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch nhằm tạo ra được những trái chuối thương phẩm tốt. Mục đích đầu tiên là phải xây dựng được thương hiệu hàng Việt Nam trong lòng người Việt và tiến tới là thương hiệu nông sản trên thị trường thế giới.
Sau đây chuối cấy mô Hòa Linh xin giới thiệu kỹ thuật trồng chuối tây cây con nuôi cấy mô.
Chú ý: Chọn cây nuôi cấy mô thì cây giống là cây phải có độ đồng đều cao, sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn.
+ Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác trên 50cm. Đất phải được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 (cm).
+ Mật độ trồng: 2.000 – 2.400 cây/ha.
Có các cách trồng như sau:
– Cách 1: trồng hàng cách hàng 2,2m, cây cách cây 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc Bộ.
– Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm là 50 – 60cm. Tương đương 70 – 80 cây/sào BB.
– Cách 3: Trồng khóm 3cây, khoảng cách hàng cách hàng 3,5m, khóm cách khóm 3,5m, cây cách cây trong khóm 70cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sàoBB. Nếu trồng theo cách này thì chỉ nên duy trì trong 3năm thì huỷ toàn bộ vườn chuối và trồng lại.
+ Bón phân: 290g đạm/hố; 370g kali/hố; 600g lân / hố; 5 – 7kg phân chuồng/hố
– Bón lót: mỗi hố 5 – 6kg phân chuồng trộn đều với 400 g lân và 10 – 15g Furadan, sau đó thì lấp đất trồng cây lên trên.
– Bón thúc: Ngoài phân bón lót thì cần bổ sung phân bón cho cây vào các đợt như sau:
- Đợt 1: 10 – 20 ngày sau trồng 10g Ure/hốc
- Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10g Ure + 10g Kali/ hốc
- Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40g Ure + 50g Kali/hốc
- Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
- Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100g Ure + 100g Kali/hốc.
- Đợt 6: trước khi cây trổ buồng (khi cây ra lá non) 30g Ure + 100g Kali/hốc.
Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước để tưới còn ở giai đoạn cây trưởng thành thì có thể bón theo hố cách gốc 5 – 6 cm rồi lấp đất lại.
+ Kỹ thuật trồng: Sau khi lót phân, phủ đất chúng ta tiến hành xé túi bầu, dựng cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng rồi phủ đất kín gốc, vùng xung quanh phần rễ cây nên lấp đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo gốc nèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ, sau đó tủ rơm rạ xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm (tránh để vỡ bầu), một điều hết sức chú ý là khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.
Chú ý khi chăm sóc cho cây: cây chuối tây là cây cần rất nhiều nước để cho cây phát triển bình thường nên trong quá trình chăm sóc cho cây cần chú ý tưới đủ nước cho cây để cây phát triển bình thường và cho năng suất cao.