Chuối tiêu hồng – cây ăn quả được coi là chủ lực ở trong đề án phát triển những cây ăn quả của Hà Nội.
Cây chuối tiêu hồng nằm ở trong nhóm chuối tiêu vừa, có thân giả cao, sinh trưởng tốt, lá xanh sáng, bản rộng, những lá hoạt động khi buồng đâm ra thường 10 – 12 lá. Buồng chuối có hình trụ và bình quân có khoảng 10 – 12 nải, nặng 45kg/buồng. Khi chín thì vỏ có màu vàng sáng cuống quả còn xanh, ăn ngọt, thơm, thịt rắn, đáp ứng được thị trường người tiêu dùng.
Để giúp người dân có thể nằm vững được quy trình và kỹ thuật trồng chuối tiêu hồng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành kỹ thuật trồng chuối với phương pháp nuôi cấy mô.
Đất: Nơi đất thoát nước dễ, đất thịt, không quá mặn, quá chua, độ dày tầng canh tác phải lớn hơn 50cm, sạch cỏ và cày bừa kỹ.
Ky thuật trồng: khi lót phân phủ đất, xé túi bầu và đặt cây ở trong giữa hố, giữ cây thẳng đứng, phủ đất kín gốc. Ở phần xung quanh tại vùng rễ cây cần nấp bằng đất nhỏ. Tưới nước kết hợp với việc lắc nhẹ cây chuối giúp đất trôi và tiếp xúc với rễ. Rồi phủ rơm rạ ở xung quanh gốc, giữ ẩm bằng tưới nước, chú ý cần trồng tránh cây tiếp xúc với phân. Chuối chịu nóng kém, tuy nhiên cần nhiều nước bởi vậy, bạn cần phải tưới nước thường xuyên cho cây giúp cây phát triển tốt.
Kỹ thuật tỉa nầm chồi non
Ở mỗi cây mẹ nên để khoảng 2 chồi non thời gian cách nhau là 4 tháng, chọn chồi xa gốc mẹ, tránh vị trí của buồng chuối. Cần chọn tuổi chuối so le để 1 năm thu hoạch tầm 2 buồng.
Bẻ bắp cao và quầy chuối. Khi chuối trổ buồng thành hoa cái, tiến hành bẻ bắp. Cần bẻ bắp vào buổi trưa nhằm hạn chế được sự mất nhựa và sử dụng bao giấy xi măng bao buồng chuối hạn chế côn trùng.
Thu hoạch: khi trổ buồng tầm 4 tháng, quả căng, có màu xanh nhạt thì cần thu hoạch. Khi cắt buồng, cần dựng ở nơi thoáng. Ngoài thu quả thì người trồng chuối tiêu hồng có nguồn thu từ lá chuối, bẹ chuối, chồi chuối.