Từ xưa đến nay, tại Việt Nam, giống chuối được nhân giống theo hai cách chủ yếu đó là lấy cây con từ một gốc mẹ và đem đi trồng nơi khác và thứ hai là trồng từ thân củ của cây con. Đối với hai phương pháp này có điểm chung là người trồng sẽ phải đi tới những vùng có cây chuối mẹ phát triển, xung quanh cây mẹ sẽ mọc ra những cây con bao quanh. Người ta sẽ tiến hành đào những cây đó lên và đem đi trồng ở nơi khác.
Tuy nhiên, với cách làm này, thì sẽ tốn rất nhiều nhân công và thời gian cho việc tiến hành trồng với diện tích lớn. Ngoài ra, từ những đời sau, cây sẽ bị suy thoái, phẩm chất cây con sẽ suy giảm và kém năng suất hơn so với cây mẹ.
Lưu ý khi lựa chọn phương pháp này đó là nên chọn những cây mẹ sạch bệnh, khỏe mạnh và cho năng suất cao. Lựa chọn những cây con khỏe mạnh, lực sinh trưởng của cây tốt. Đặc biệt, nếu thấy cây mẹ có dấu hiệu của bệnh vàng lá thì tuyệt đối không được lấy cây con ở chỗ này do việc này sẽ làm phát tán dịch bệnh nguy hiểm này đến vùng đất mới.
Hiện nay, đối với những nơi trồng chuối với diện tích lớn, mang mục đích thương mại và xuất khẩu, phương pháp tối ưu chi phí nhất cho người trồng đó là trồng giống chuối nuôi cấy mô. Ưu điểm của việc lựa chọn giống chuối cấy mô đó là tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí nhân công, tỷ lệ sống sót cao và cây giống sạch bệnh, mang những phẩm chất ưu tú của cây mẹ.
Thử tưởng tượng rằng, trồng 1 hecta chuối với mật độ 2x2m thì cần đến khoảng 2500 cây chuối. 10 hecta tốn đến 25.000 cây thì việc trồng theo hình thức truyền thống là đi đào từng cây con về trồng và phương án bất khả thi, chưa kể đến việc phải lựa chọn cây và đảm bảo độ đồng đều của cây.
Tuy nhiên, đối với phương pháp lấy nguồn giống chuối cấy mô cũng cần phải lưu ý lựa chọn những công ty giống uy tín. Do hiện nay, một số trung tâm muốn đẩy nhanh việc sản xuất cây bằng cách cho quá nhiều thuốc kích thích và phân bón trong giai đoạn ươm, do đó cây ra thường yếu ớt và khả năng chống chọi với môi trường và dịch bệnh thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ sống sót của cây. Việc này có thể mang lại hậu quả xấu như là phải trồng lại, thay thế cây chết bằng cây mới, gia tăng thêm chi phí nhân công và chăm sóc.
Cây con đạt tiêu chuẩn, ngoài thời gian sinh trưởng trong ống nghiệm ra, cây cần phải được ươm trong vườn ươm từ 2,5 đến 3 tháng, khi cây đạt chiều cao từ 25-30 cm thì mới có thể đem ra trồng. Tổng thời gian cho việc sản xuất giống chuối cấy mô từ một tế bào của cây mẹ cho đến khi thành một cây con mất khoảng 4 tháng. Do đó, khi trồng ra ngoài, cây chir mất thêm 10 tháng nữa để cho thu hoạch.