Chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô được xem là giống chuối có sức đề kháng tốt, dễ thích nghi với môi trường và đặc biệt là cho năng suất ổn định. Mặc dù chuối cấy mô được xem là khỏe mạnh nhưng bà con cũng phải chú ý đến sức khỏe của cây trồng.
Ông bà xưa nay thường có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giúp cho cây chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô phát huy hết được năng suất thì bà con nên có phương pháp phòng bệnh cho nó.
Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao sức đề kháng. Sau khi trồng cây con xuống đất bà con tưới đẫm nước để giữ ẩm và thực hiện việc tưới nước mỗi ngày một lần cho cây vào buổi sáng.
Trong giai đoạn chuối phát triển bà con lưu ý thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ các cành lá khô và dành theo dõi tình hình phát triển và quan sát sâu bệnh của cây. Đồng thời, bà con nhìn quanh gốc chuối để loại bỏ bớt các mầm yếu, mục đích của việc này là tập trung chất dinh dưỡng cho cây mẹ. Cắt bỏ hoa đực nhằm tăng trọng lượng cho buồng chuối. Thường thì cắt hoa vào buổi trưa và dùng tro bếp buộc cặt vào vết cắt để hạn chế chảy nhựa.
Khi cây chuối gặp bệnh bà con cần có cách xử lý triệt để, tránh lây lan ra những cây chuối khác cũng như ảnh hưởng đến năng suất của chuối sau này. Vậy đâu là bệnh và đâu là phương pháp để trị bệnh, bà con đọc bên dưới để biết thêm
1. Bệnh Đốm Lá (tên tiếng anh: black sigatoka) ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Hiện tượng bệnh thường thấy xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4; chúng hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với đường gân lá, chiều rộng khoảng 5-10mm X 0.1-1mm. Bệnh đốm lá thường tập trung ở mặt bên trái và ở chóp lá chuối, về sau các đốm mọc loang ra, trở thành màu đen, đồng thời chúng xuất hiện ở mặt trên của lá chuối và lá đó có hiện bị héo và rũ xuống.
Cách điều trị: Đầu tiên bà con có thể dùng Mancozeb80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M; liều lượng thuốc mỗi lần phun cho mỗi ha tầm 2-2.5 kg, có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp tùy theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun. Kết hợp thêm với dầu khoáng, loại dùng cho chuối phun mỗi lần là 4 – 6 lít.
2. Bệnh Sọc Nhỏ (tên tiếng anh Leaf speckle) ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Giai đoạn đầu phát bệnh thì chúng xuất hiện nhiều đốm nâu đỏ bằng đầu kim gút ở mặt dưới lá chuối, nhiều đốm nhỏ thường lại thành những đốm lớn hoặc trải dài dọc theo rìa bên trái của lá chuối, đến giai đoạn cuối bệnh đốm này phát triển thành hình dạng những sọc nhỏ, chạy song song với gân lá. Bệnh này thường thấy xuất hiện ở những lá đã già từ phiến lá thứ 6 trở xuống, Những lá chuối già nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng bị vàng và héo.
Cách phòng trừ: Mancozed 80% và Benlat 50% đều có thể sử dụng trong trường hợp này nhằm phòng trừ bệnh càng sớm càng tốt.
3. Bệnh Chuối Lùn ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Quan sát bằng mắt thường cho thấy cây chuối bị bệnh sẽ có màu vàng, thân lùn , trên những sống lá có những vạch màu xanh đậm dài khoảng 5 cm. Để phòng bệnh này một cách tốt nhất nên chọn lựa kỹ cây giống khi mang đi trồng, nếu như có cây bị nhiễm bệnh thì phải đánh cả gốc cây đem đốt sạch. Bà con yên tâm cây chuối cấy mô sẽ ít có hiện tượng bênh này.
Cách phòng trị bệnh: Bà con có thể phun phòng bệnh bằng một trong những loại thuốc sau: Methy parathion 50ND, Sumithion 50 ND, Bam 50ND,…
4. Bệnh Đốm Tròn (tên quốc tế: Cordana leaf spot) ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Những đốm này mang bệnh lớn, có hình bầu dục, màu sắc nâu nhạt hay màu vàng, xung quang những vết đốm có quầng vàng tươi. Những đốm đã xuất hiện mang bệnh bị lây nhiễm qua tiếp xúc ở rìa lá chuối và làm cho toàn bộ rìa lá chuối trở nên khô héo, khoảng giữa của rìa lá khô tiếp giáp với phần lành lặn của lá chuối hình vệt dài có màu vàng tươi. Bệnh đốm tròn này chỉ thường xuất hiện trên những lá già.
Phương pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc mancozeb hoặc Maned để phòng trừ căn bệnh này. Một điều lưu ý, nếu những vườn chuối đã có phun thuốc phòng trừ bệnh đốm lá thường thì không mắc loại bệnh này.
5. Bệnh Nốt Đen (tên tiếng anh leaf freckl) ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Lúc này quan sát trên bề mặt lá thấy xuất hiện nhiều nốt chấm màu đen hay nâu đen, nốt chấm có hình tròn, đường kính rơi vào khoảng 1mm. Thoạt đầu nốt chấm xuất hiện ở sống lá và dần dần lan ra mặt lá. Cây Chuối sau khi đã trổ buồng, loại bệnh này có thể phát sinh ngay trên quả chuối, biểu hiện khá giống với lá chuối.
Phương pháp trừ bệnh: Mỗi ha dùng khoảng 2 – 2.5 kg Mancozed 80% dạng bột hút ẩm với X114 72mm hòa thêm với khoảng 30 lít nước.
6. Bệnh do nấm ở chuối già lùn Nam Mỹ cấy mô: Những chiếc lá có những vết xám ở giữa những vết vàng nằm xung quanh.
Cách trừ bệnh do nấm: Giai đoạn này cần phun một trong những thuốc sau: Hỗn hợp giữa phèn xanh và vôi, Kasuran BTN, Zincopper, Oxyt clorua đồng.