Hoa chuối hay còn gọi là bắp chuối và cũng được gọi là trái tim của chuối cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe không khác gì quả chuối.
– Khi cây chuối đến giai đoạn trưởng thành, từ đỉnh sinh trưởng của thân ngầm hình thành thân thật.
– Chóp thân thật phát triển dần về phía trên hình thành trụ hoa và hoa.
– Trụ hoa nằm ở trung tâm của thân giả.
– Trong giai đoạn đầu trụ hoa còn bị thân giả bao kín.
– Khi trụ hoa phát triển, hoa chuối (bắp chuối) được hình thành, di chuyển trong thân giả rồi trổ ra ngoài thành buồng chuối.
+ Các hoa mọc xung quanh trụ hoa, tạo thành cụm hoa.
Mỗi bắp chuối là một chùm hoa, gồm các bộ phận:
+ Mỗi cụm hoa được bao bởi lá mo màu nâu đỏ.
+ Khi cụm hoa nở lá mo uốn cong và lật ngược lên, để lộ rõ cụm hoa.
+ Chùm hoa nở dần từ cụm hoa gần cuống đến các cụm phía dưới. Hoa chuối thuộc loại hoa có đầy đủ các bộ phận đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy hoa.
– Trên chùm hoa (hoa tự) có 3 loại
+ Hoa cái.
- Có đế hoa rất phát triển, chiếm 2/3 chiều dài hoa. Chỉ có hoa cái là có thể hình thành quả. Hoa cái tập trung ở phần gốc của chùm hoa. Mỗi cụm hoa cái phát triển hình thành một nải chuối (nhánh chuối).
+ Hoa trung tính
- Có đế hoa kém phát triển, chiều dài bằng 1/2 chiều dài hoa.
- Nhị đực khá phát triển. Loại hoa này có số lượng ít, mọc ở giữa chùm hoa cái và hoa đực. Các hoa này không hình thành quả.
+ Hoa đực
- Có nhị đực rất phát triển, dài hơn cả đầu nhụy. Đế hoa kém phát triển, bằng 1/3 chiều dài hoa. Loại hoa này không hình thành quả, mọc tập trung ở ngọn của chùm hoa.
– Phần bắp chuối mà nhân dân ta thường cắt để làm rau ăn gồm một số ít hoa trung tính và phần chủ yếu là hoa đực.
– Cắt phần bắp chuối này có tác dụng tập trung dinh dưỡng vào hoa cái trên chùm hoa để trái chuối to hơn. Mặt khác tận dụng làm rau ăn rất tốt. Cắt bắp chuối cách nải cuối buồng khoảng 10 – 20 cm.
– Một buồng chuối có khoảng 5 -15 nải (nhánh), mỗi nải có khoảng 12 – 20 trái tùy từng giống chuối.