Thân cây là một bộ phận trên cơ thể thực vật bậc cao. Thân cây chuyển tiếp giữa gốc rễ với cành lá. Làm chức năng dẫn truyền nước,muối khoáng và các chất hữu cơ đi nuôi cây trên cơ thể thực vật, thân cây có thể đảm nhiệm chức năng nâng đỡ cây và dự trữ chất dinh dưỡng.
– Thân ngầm của chuối còn được gọi là củ chuối, là bộ phận quan trọng của cây chuối.
– Thân ngầm chủ yếu nằm dưới đất.
– Thân ngầm là bộ phận phát sinh rễ, bẹ lá (thân giả) và phát hoa.
+ Có bản chất là căn hành – Thân ngầm (củ chuối)
+ Phát triển theo kiểu cọng trụ (theo bề đứng)
+ Thân ngầm của chuối mỗi ngày một trồi dần lên mặt đất trong quá trình sinh trưởng và phát triển do đó trong thời kỳ chăm sóc cần vun gốc chuối thường xuyên.
– Cấu tạo thân ngầm có 2 phần: Phần vỏ màu sẫm và phần trung tâm củ màu nhạt hơn.
– Ngoài mặt củ chuối có vết của bẹ lá tạo thành vòng xoay quanh củ chuối.
– Bề mặt củ chuối có nhiều mầm, trong đó một số mầm phát triển thành chồi các chồi này về sau có thể hình thành cây con.
– Khi cây chuối trưởng thành, từ đỉnh sinh trưởng của thân ngầm hình thành bộ phận nằm ở trung tâm của thân giả, có hình trụ tròn (còn được gọi là thân thật), bộ phận này là cơ quan hình thành phát hoa.
– Thân giả có chiều cao khác nhau tùy thuộc giống chuối khoảng 1,5 m – 3 m đối với chuối già lùn, cao tới 8m đối với giống Gros Michel.
Thân giả
– Thân giả chính là các bẹ lá, được phát triển từ phần trên của thân ngầm.