Chuối hột còn có tên gọi là chuối chát là loại cây dại được biết đến từ lâu. Tuy không nhiều người thích hương vị của loại chuối này nhưng chuối hột lại có công dụng chữa bệnh thật tuyệt vời.
Có lẽ khi xét đến độ thơm ngon các loại chuối thì chuối hột sẽ xếp cuối bảng tuy nhiên không phải vì hương vị kém thơm ngon mà chúng trở nên vô dung. Xét về khía cạnh y học thì chuối hột lại là một nguyên liệu thuốc cực kì tốt. Tất cả các bộ phận trên cây chuối hột đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cây chuối hột
Theo như nghiên cứu thì cây chuối hột được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Châu Á và một số nước Đông Nam Á. Chuối hột là loại cây thân thảo khá lớn. Cây trung bình cao khoảng 2m. Phần thân giả do các lớp bẹ ốp vào nhau mà thành. Lá lo bản và dài với những đường gân song song nhau. Cụm hoa mọc ra từ phần thân giả. Hoa sau khi rụng sẽ lộ ra phần bắc lá và lớn dần nên tạo thành nải. Qủa chuối mập, to và bên trong có phần hạt màu đen.
Tác dụng của cây chuối hột
Có thể nói ít có giống chuối nào lại có tác dụng về y học nhiều như chuối hột. Từ đầu đến chân bộ phận nào của chuối hột cũng trở thành một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Có thể liệt kê ra như sau:
- Quả chuối hột xanh có thể khử mùi tanh của hải sản, phòng ngừa tiêu chảy. Một quả chuối hột xanh thái mỏng và phơi rồi xay thành bột mịn uống mỗi ngày sẽ giúp bạn điều trị được bệnh loét dạ dày tá tràng cực hiệu quả
- Củ cây chuối hột được dùng để chữa bệnh sốt cao, cảm nóng và mê sảng.
- Thân cây chuối hột được dùng để điều trị bệnh nhức răng, cầm máu khá hiệu quả.
- Lá cây chuối hột được dùng để điều trị bệnh nôn ra máu và băng huyết cực hiệu quả.
- Hạt chuối hột được dùng pha trà uống giúp trị bệnh sỏi thận khá hiệu quả.
- Vỏ chuối hột được sao vàng hạ thổ có thể điều trị bệnh kiết lỵ.
- Hoa chuối hột có thể giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh.
Kĩ thuật trồng cây chuối hột
Thời vụ trồng cây chuối hột
Chuối hột có thể trồng được tất cả các mùa trong năm tuy nhiên thời vụ chính vụ tại miền Bắc rơi vào khoảng tháng 8-10 hàng nă,m. Nếu trồng vu xuân thì nên trồng vào tháng 3 vì lúc này khí hậu thuận lợi cây mau bén rễ và tỷ lệ sống cao hơn.
Chuẩn bị đất trồng
Trước khi muốn trồng chuối hột bạn cần chuẩn bị hố trồng cẩn thận. Hố trồng cây chuối cần có kích thước tối thiểu là 60x50x50cm và cần bón lót trước cho đất phân chuông hoai mục 20kg +1kg phân Supe Lân + 1kg vôi bột để khử trùng đất diệt sạch các loại mầm bệnh. Nếu trồng nhiều chuối thì nên đặt khoảng cách giữa các hố là 3m.
Tiêu chuẩn chọn cây con
Cây con giống đem trồng phải là những cây khỏe mạnh và không bị sâu bệnh hại. Cây cao khoảng 1m và có cả búp và lá. Ngoài ra cây cũng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ vẫn đảm bảo giống với cây mẹ và hoàn toàn sạch bệnh.
Xử lí cây con
Sau khi đã chon lựa được cây con giống đem trồng bạn cần làm sạch cây trước bằng việc gọt sạch củ và bẹ lá rồi ngâm vào trong dung dịch 666 – 6% pha tỉ lệ 1/50 trong một phút để loại trừ hết mầm bệnh hại cây.
Sau khi đã xử lý cây con giống bằng dung dịch diệt khuẩn bạn trồng cây con vào những hố đã chuẩn bị sẵn. Lấp đất phủ và lèn chặt phần gốc cho cây đứng thẳng không bị siêu vẹo. Tưới nước ngay sau đó để cung cấp độ ẩm cho rễ cây mau bén.
Làm cỏ: Việc làm cỏ dại là điều tiên quyết giúp cho cây khỏe mạnh. Định kì hằng tháng làm cỏ dại một lần. Nhổ sạch cỏ đồng thời vun xới xáo đất ở gốc cây cho thoáng khí.
Bón phân cho cây chuối hột
Liều lượng bón cho 1 cây/năm là lượng phân NPK theo tỷ lệ 1: 1,5; 1,5 và bón vào 3 thời điểm khác nhau:
– Với vườn chuối cũ bạn tiến hành bón sau thời kì mùa đông lúc cây bắt đầu sinh trưởng lại.
– Bón thúc cho cây: Thường sẽ rơi vào giai đoạn cây sinh trưởng mạnh mẽ nhất Thời điểm cây chuẩn bị phân hóa mầm hoa
– Bón thúc cho quả: sau khi đã ra buồng.
Thu hoạch
Sau khi trồng được 9 tháng cây sẽ bắt đầu cho ra những buồng chuối to và đẹp. Chuối thường trổ buồng vào các tháng cuối hè chuẩn bị sang thu. Từ khi trổ buồng đến khi thu hoạch được khoảng 2,5 tháng. Qủa tươi khi chín sẽ chuyển dân sang màu vàng nhạt. Lúc này quả mập tròn và bên trong ruột quả màu vàng rất đẹp. Bạn tiến hành dùng dao cắt hạ nhẹ nhàng buồng chuối xuống. tách ra từng nải rửa sạch và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giúp chuối được bảo quản lâu hơn.
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây chuối hột
Chuối hột có một số loại sâu bệnh hại chính như: sâu vòi voi (sâu đục thân), các loại bọ lẹt và bọ vẽ. Cách phòng trừ là bạn cần làm vệ sinh vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời những loại sâu bệnh hại này. Có thể loại bỏ bằng tay nếu ít. Trường hợp nhiều không thể bắt bằng tay buộc lòng bạn phải sử dụng đến những chế phẩm sinh học như Furadan 3G cho bọ vòi voi, thuốc Trebon cho bọ lẹt và Decamethirin 01- 0,15% Dipterex để diệt sâu bọ vẽ.