Chuối là một loại quả không thể thiếu được trong mâm ngũ quả ngày tết, và các ngày lễ rằm hay mùng một đầu tháng, nó tượng trưng cho sự no đủ, sum vầy, là sự tôn kính của của cháu ông bà đối với ông bà tổ tiên. Cây chuối được trồng rất phổ biến tại nước ta.
Đặc điểm cơ bản của cây chuối
Cây Chuối có tên khoa học là Musa spp, thuộc họ chuối (Musaceae), có nguồn gốc bắt nguồn ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á và châu Úc.
Cây chuối thường mọc thành bụi, thân chuối thuộc dạng thân giả được tạo thành từ các bẹ lá, có chiều cao từ 2-8m. Bộ rễ phát triển mạnh, lan rộng và ăn sâu trong lòng đất đến 60 cm.
Phiến lá có màu xanh, có chiều dài từ 1-2m, chiều rộng từ 0,3-0,6m.
Hoa mọc từ lõi của thân,thường gọi là bắp chuối, có màu đỏ.
Quả mọc thành từng nải, khi còn non có màu xanh,cứng, khi chín có màu vàng, và mềm.
Công dụng của cây chuối trong đời sống
Phần lớn người ta thường sử dụng chuối như một loại trái cây, nhưng ở một số nước, chuối thường được sử dụng như một loại thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày. ở Viêt Nam, thưởng sử dụng chuối xanh để nấu trong các món ăn mặn, khi chín có thể dùng để nấu chè chuối. Chuối còn được phơi khô hoặc sấy để làm các món snack…Chuối còn được sử dụng để ngâm với rượu như một loại thuốc.
Thân cây chuối hoặc bắp chuối xanh cũng là một thức ăn phổ biến, chúng được thái mỏng là một trong những loại rau có mặt trong bữa ăn với các món nộm, ăn sống…
Một số loài chuối mọc hoang dại có nhiều màu sắc khác nhau, được sử dụng nhưu là một loại cây cảnh tạo nên một khu vườn đa dạng, đa sắc màu.
Một số loài chuối hột, chuối xiêm… còn là một loại dược liệu quý trong Đông y để chữa mọt số bệnh như: Đau nhức xương khớp, các bệnh tiểu đường, bệnh thận.
Lá chuối có thể được tận dụng để làm bọc thức ăn, làm cho hương vị trở nên hấp dẫn hơn, thân thiện với môi trường.
Khi bẹ chuối già, có tính dẻo, được tận dụng trong một số nghề thủ công như đan lát…
Cách trồng và chăm sóc cây chuối
Với đa dạng và phong phú về chủ loại chuối trở thành loại cây trồng được phổ biến trên khắp mọi nơi trên Thế giới. Cây chuối dễ trồng, không tốn quá nhiều công chăm sóc.
Thời vụ
Chuối là một loại cây có thể trồn quanh năm. Nhiệt độ thích hợp cho cây chuối là từ 26-30oC, chuối sinh trưởng tốt ở những nơi có ẩm độ cao từ 50% trở lên, để có thể thu hoạch chuối vào dịp tết Nguyên Đán, có thể trồng chuối vào thời gian sau tết là thích hợp nhất.
Đất đai
Có thể trồng chuối trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng yêu cầu tầng canh tác đất phải > 75 cm, đất giàu mùn, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH của đất là từ 5-7.
Bón phân
Trước khi trồng từ 10-15 ngày, bón lót cho cây từ 5-7 kg phân chuồng + 0,2 kg phân super lân + 0,1 kg phân kali.
Sau khi trồng từ 45 đến 50 ngày tiến hành bón thúc đợt 1 cho cây : 0,1 kg phân kali , bón kết hợp với 0,1 kg phân đạm.
Bón thúc đợt 2 khi cây đạt từ 100 ngày, bón cho cây 0,1kg phân đạm, bón kết hợp với o,1 kg phân kali.
Khi bón nên đào rãnh, bón xung quanh hốc, xới nhẹ đất để tạo độ thông thoáng cho bộ rễ. Bón phân nên kêt hợp với việc làm cỏ cho cây.
Tưới nước
Chuối là loại cây cần nhiều nước, cần cung cấp đầy đủ nước cho cây, đặc biệt là vào thời kì khô hạn, tùy thuộc ào thời tiết mà cung cấp nước cho cây một cách cân đối. Thông thường tưới 2 ngày/ lần.
Tỉa chồi
Chuối là cây mọc thành bụi, sau khi trồng, chúng thường sinh sản từ 5-10 chồi, vì thế cần phải chặt bớt để cây tập trung dinh dưỡng đi nuôi quả, chỉ để lại từ 1-2 chồi phục vụ cho vụ sau.
Cắt tỉa thường xuyên những loại lá già, lá bị bệnh, để hạn chế tối đa nguồn xâm nhập của bệnh đối với cây, tạo độ thông thoáng cho cây phát triển.
Sâu, bệnh hại
– Sâu đục thân: Sinh trưởng và phát triển ở bộ phận thân giả, khiến cho thân bị thối và đổ gãy trong thời kỳ có buồn, có thể sử dụng Basudin 5G hoặc 10 G.
– Sâu gặm vỏ quả: Sinh trưởng và phát triển ở xung quanh gốc cây, khiến cho vỏ quả bị sần sùi, có thể dùng :Trebon, Antafos…
– Bệnh chùn ngọn chuối: Khiến cho diện tích lá bị giảm, lá đợt sua nhỏ hơn đợt trước, cây không có khả năng ra buồng… Có thể dùngTrebonphòng trừ, khi cây bị bệnh, tốt nhất nên loại bỏ cây và khử trùng.