Phòng chống sâu bệnh cho cây là một trong những biện pháp bảo vệ cây rất cấp thiết để giúp cây sinh trường, phát triển cho năng suất cao. Chuối Già Nam Mỹ cũng giống như một số Giống Chuối Khác sẽ có thể bị nhiễm một số loại sâu bệnh gây hại. Vì thế, Bà con lưu ý cách phòng tránh một số loại sâu bệnh phổ biến.
Cách phòng bệnh tốt nhất là nâng cao sức để kháng cho cây chuối già Nam Mỹ. Vì thế, sau khi trồng bà con cần chú ý tưới đẫm nước để giữ ẩm và cứ cách một ngày tưới nước một lần cho cây vào buổi sáng.
Bà con cũng cần thường xuyên làm cỏ, cắt bỏ các cành lá khô và theo dõi tình hình sâu bệnh của cây. Đồng thời, bà con loại bỏ bớt các mần yếu, chỉ tập trung chất dinh dưỡng cho cây. Cắt bỏ bớt hoa đực để tăng trọng lượng buồng chuối. Cắt hoa vào buổi trưa và dùng tro bếp buộc túm vào vết cắt.
Bà con bón phân cho cây bao gồm bón lót, bón thúc…kết hợp cả phân chuồng hoai mục với các loại phân như kali, super lân, vôi bột.
Cách điều trị bệnh thường gặp trên cây chuối già Nam Mỹ
- Bệnh Đốm Lá (black sigatoka): Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 5-10mm * 0.1-1mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chop Lá Chuối.Về sau đốm mọc loang ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của Lá Chuối và Lá Chuối sớm bị héo chết.
- Điều trị: Bà con có thể dùng Mancozeb80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M; lượng thuốc mỗi lần phun cho mỗi ha là 2-2.5 kg, được điều chỉnh tùy theo lượng mưa nhiều hay ít trong thời gian phun. Kết hợp với dầu khoáng, loại dùng cho Chuối phun mỗi lần là 5 – 8 lít.
- Bệnh Nốt Đen (leaf freckl): Trên bề mặt lá xuất hiện nhiều nốt chấm màu đen hay nâu đen, nốt chấm hình tròn, đường kính khoảng 1mm. Mới đầu nốt chấm xuất hiện ở sống lá và lan dần ra mặt lá. Cây Chuối sau khi trổ buồng, bệnh này có thể phát sinh trên Quả Chuối, triệu chứng y như trên Lá Chuối.
- Phương pháp trừ bệnh: Mỗi ha dùng 2 – 2.5 kg Mancozed 80% dậng bột hút ẩm với X114 72mm hòa thêm 30 lít nước.
- Bệnh Sọc Nhỏ (Leaf speckle): Thời kỳ đầu phát bệnh xuất hiện nhiều đốm nâu đỏ bằng đầu kim gút ở mặt dưới lá, nhiều đốm nhỏ thường gôm tụ lại thành đốm lớn hoặc trải dài dọc theo rìa bên trái của Lá Chuối, đến kỳ cuối bệnh đốm phát triển thành những sọc nhỏ, song song với gân lá. Bệnh này thường xuất hiện ở những lá già từ phiến lá thứ 6 trở xuống, Những lá già nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng vàng héo
- Phương pháp phòng trừ: Mancozed 80% và Benlat 50% đều có thể phòng trừ hiệu quả
- Bệnh Đốm Tròn (Cordana leaf spot): Đốm mang bệnh lớn, hình bầu dục, màu nâu nhạt hay màu vàng, xung quang đốm có quầng vàng tươi. Đốm mang bệnh bị lây nhiễm qua tiếp xúc ở rìa lá và làm cho toàn bộ rìa lá khô héo, khoảng giữa rìa lá khô với phần lành lặn của lá hình vệt dài màu vàng tươi. Bệnh này chỉ thường xảy ra ở những lá già.
- Phương pháp phòng trừ: Thuốc mancozeb hoặc Maned đều rất hiệu nghiệm để phòng trừ bệnh này. Nếu những Vườn Chuối có phun thuốc phong trừ bệnh đốm lá thường không mắc bệnh này
- Bệnh Chuối Lùn: Cây chuối bị bệnh sẽ vàng, thân lùn đi, trên sống lá có những vạch màu xanh đậm dài 5 cm. Để phòng bệnh tốt nhất nên chọn lựa kỹ cây giống khi trồng, nếu cây bị nhiễm bệnh phải đánh cả gốc cây đem đốt sạch.
- Cách phòng trị bệnh: Phun phòng bệnh bằng một trong cách loại thuốc sau: Methy parathion 50ND, Sumithion 50 ND, Bam 50ND,…
- Bệnh do nấm: Lá có những vết xám ở giữa những vết vàng xung quanh.
- Để phòng trừ cần phun một trong những loại thuốc sau: Hỗn hợp phèn xanh và vôi, Kasuran BTN, Zincopper, Oxyt clorua đồng.