Chuối là một loại cây quả được trồng rất phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời thì loại quả này đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người.
Chuối là một loại quả vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, một loại quả mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe trong cuộc sống. Vì vậy, hãy học ngay cách trồng cây chuối đơn giản để có một vườn chuối cho năng suất cao này nhé!
Cùng tìm hiểu về cách trồng chuối đơn giản ngay nào!
Chọn giống chuối phù hợp
Với giống chuối cấy mô, bạn cần chọn những giống chuối khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cây con đủ tiêu chuẩn ra ngôi:
– có 3 – 4 lá và nhiều rễ được lấy ra khỏi bình cấy mô.
– Rửa sạch rễ.
– Ngâm 10 phút trong dung dịch Dithane M-45 với liều lượng 5gr/l.
– Trồng cây con trên luống có giá thể bột dừa hoặc đất giàu dinh dưỡng trong thời gian 1 tháng.
– Mật độ trồng trên luống: Khoảng 500 cây/m2.
Tiêu chuẩn cây con khi đưa ra trồng ở vườn sản xuất:
+ Tổng số lá trên cây 7-10 lá tùy giống.
+ Chiều dài lá 15-30cm
+ Trọng lượng cây 150-200 gr.
+ Có chiều cao 1- 1,2m.
+ Đường kính cổ thân ngầm 8- 10cm.
+ Cây khỏe, không sâu bệnh
Kỹ thuật trồng đơn giản
– Đất trồng: Để chuối phát triển tốt, bạn nên trồng cây ở nơi có mực nước ngầm cao nhưng cần phải lên líp trồng cách mực nước này khoảng 0,6 – 1 m. Mỗi líp rộng từ 5 đến 6 m đủ chỗ để trồng 2 – 3 hàng chuối. Mỗi cây chuối con được trồng trong một chiếc hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm. Ngoài ra, bạn nên trộn lớp đất trên mặt cùng với 3 – 5 kg phân hữu cơ và 50 gr P2O5, đồng thời rải đều 10 gr Furadan 3H vào bên trong mỗi hố trồng nhé.
– Thời vụ gieo trồng: Chuối là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển quanh năm nên bạn có thể trồng bất cứ lúc nào nhưng tốt nhất là nên trồng vào khoảng đầu mùa mưa để tỷ lệ sống của cây con cao hơn. Riêng với loại chuối Cau thì bắt buộc bạn phải trồng vào thời điểm mùa gió từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch.
– Khoảng cách trồng: Trong cách trồng chuối chuẩn thì khoảng cách giữa các cây có sự thay đổi phù hợp với từng giống. Chẳng hạn như: khoảng cách đối với chuối xiêm là 3 x 3 m, chuối già là 2 x 2,5 m, chuối cau là 2 x 2 m…
– Cách trồng cây chuối: Bạn đặt cây chuối con dạng chồi hoặc dạng củ vào hố thấp hơn mặt líp khoảng 10 – 15 cm và tuyệt đối không để tình trạng có nước đọng lại trong hố nhé. Sau đó bạn phủ đất kín lại, nên chọn loại đất tơi xốp có khả năng thấm hút nước tốt.
Chăm sóc trong quá trình thực hiện cách trồng chuối
– Tưới nước: Bạn nên tưới khoảng 2 ngày 1 lần ở giai đoạn cây con và tưới 2 lần trong 1 tuần khi cây chuối đã trưởng thành. Riêng vào mùa mưa thì bạn chỉ cần tưới ít nước hơn, thậm chí là không cần tưới nước, đồng thời cần phải thiết lập hệ thống thoát nước cho cây để tránh ngập úng nữa nhé.
– Bón phân: Để cây chuối phát triển tốt, bạn cần bón lót và bón thúc đầy đủ trong suốt giai đoạn từ khi trồng cây. Lượng phân bón dùng cho mỗi cây trong một vụ gồm có 150 – 200 gr N, 50 gr P2 và 200 – 250 gr K2O.
– Tỉa chồi: Việc tỉa chồi cho chuối đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cây phát triển nên bạn cần tiến hành đều đặn một lần trong tháng sau khi trồng cây được khoảng 5 tháng nhé. Để tỉa chồi, vào những lúc trời nắng ráo, bạn chỉ cần dùng dao cắt ngang sát chỗ thân chuối để hủy đi sự sinh trưởng của nó là được.
– Bẻ bắp-che và chống quày: Ngay khi cây chuối xuất hiện 1 – 2 nải trung tính thì bạn cần tiến hành bẻ bắp vào lúc buổi trưa để tránh hiện tượng mất nhiều nhựa nhé. Đặc biệt là trong giai đoạn này, bạn có thể phun thêm Decis va Mancozeb 0,1% để ngăn ngừa sự xuất hiện của một số loại dịch hại làm ảnh hưởng đến cây chuối.
Phòng trị một số loại bệnh phổ biến
Trong quá trình thực hiện cách trồng chuối, bạn sẽ khó có thể tránh được một số loại dịch bệnh phổ biến. Sau đây, chúng ta hãy cùng điểm danh một số loại sâu bệnh gây hại cho cây chuối và cách phòng tránh, điều trị nhé.
– Sâu đục củ: Bạn cần vệ sinh cây chuối thường xuyên, loại bỏ lá héo, lá thối, đồng thời rải Furadan hay Basudin quanh gốc để làm bả mồi bắt thành trùng
– Sâu cuốn lá: Biện pháp phòng tránh và điều trị là cắt bỏ những chiếc lá bị cuốn, đồng thời giết chết sâu.
– Bù lạch: Điều trị bằng cách phun thuốc Decis hoặc Sherpa 25 EC cho cây chuối ngay từ giai đoạn khi cây mới trổ hoa và ra trái nhỏ.
– Tuyến trùng: Khi chuối bị bênh này, bạn chỉ còn cách loại bỏ nó khỏi vườn, đồng thời rải Basudin hay Furadan khoảng 20 – 30 kg/ha và xử lý con giống kỹ trước khi trồng.
– Bệnh đốm lá: Điều trị bằng cách phun thuốc Bordeaux 2% hay Benomyl trong mùa mưa, phun đều đặn từ 2 – 4 lần trong một tuần, đồng thời vệ sinh vườn và làm công tác thoát nước tốt.
– Bệnh héo rủ Panama: Đây là một bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan rất nhanh. Do đó, khi bất kể cây chuối nào mang mầm bệnh này thì bạn cần tiến hành hủy cây bệnh ngay.
– Bệnh chùn đọt: Xử lý bằng cách loại cây bệnh ra khỏi vườn, phun thuốc diệt côn trùng.
Thu hoạch và bảo quản chuối
Sau khi thực hiện cách trồng chuối đơn giản trên, bạn sẽ có được một vườn chuối sai trĩu quả sau 6 – 10 tháng. Từ khi chuối trổ quả đến khi chuối chín là khoảng 60 – 90 ngày tùy theo từng giống chuối khác nhau. Trong quá trình thu hoạch, bạn nên cắt hái cẩn thận, tránh trường hợp làm trái bị trầy xước bởi như thế sẽ không thể bảo quản được lâu.
Trên đây, Chuối cấy Mô Hòa Linh đã hướng dẫn bạn khá chi tiết về cách trồng chuối, một loại cây ăn trái thơm ngon và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hy vọng rằng sau vài tháng nữa, bạn sẽ có được một vườn chuối vàng ươm toàn quả là quả thôi nhé ^^.